Bệnh trĩ là gì? Có nguy hiểm không?
Nhiều người cho rằng bệnh trĩ là vấn đề sức khỏe khó nói nên thường cố gắng chịu đựng và chấp nhận sống chung với lũ cho đến khi xảy ra những biến chứng nguy hiểm. Do đó, trong bài viết dưới đây teologiromani.org chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ bệnh trĩ là gì, cũng như sự nguy hiểm của căn bệnh này để giúp bạn có được phương pháp điều trị kịp thời, cùng theo dõi nhé.
I. Bệnh trĩ là bệnh gì?
Bệnh trĩ là căn bệnh về trực tràng hiện phổ biến ở cả nam và nữ giới. Đây là căn bệnh cấp tính dù không nguy nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng sẽ mang lại sự phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày.
Căn bệnh này là hiện tượng xuất hiện búi trĩ bên trong hoặc bên ngoài hậu môn do tình trạng sưng viêm tĩnh mạch. Theo đó, máu sẽ đi từ tim đến vùng hậu môn bằng động mạch và trở về tim bằng tĩnh mạch. Tình trạng máu không về hết bằng đường tĩnh mạch sẽ gây ra tình trạng ứ đọng, cùng lúc đó động mạch vẫn dẫn máu xuống hậu môn khiến cho tĩnh mạch căng phồng lên. Trong thời gian dài sẽ khiến cho búi trĩ hình thành sa xuống ống hậu môn, từ đó gây ra cảm giác đau khi ngồi hoặc đi đại tiện.
Dựa vào vị trí phát sinh bệnh trĩ là gì, bệnh này được chia thành 2 nhóm chính, đó là:
1. Trĩ nội
Trĩ nội thuộc cấp độ trĩ nhẹ, nó xuất hiện từ phía bên trong đường lược của hậu môn và trực tràng. Vì thế, rất khó để phát hiện trĩ nội từ sớm. Để có thể nhận biết được trĩ nội thì chỉ khi đi đại tiện ra máu hoặc đến khi búi trĩ phát triển to lên và chạy ra ngoài thành trĩ ngoại.
2. Trĩ ngoại
Trĩ ngoại xuất hiện ở bên ngoài ống hậu môn ngay bên dưới đường lực. Người bệnh có thể phát hiện trĩ ngoại bằng cách sờ vào vùng da ngay hậu môn hoặc quan sát trực tiếp.
Khi trĩ ngoại xuất hiện, người bệnh sẽ cảm thấy đau rát khi đại tiện và có thể ra máu. So với trĩ nội thì trĩ ngoại mang lại nhiều tổn thương hơn do phải tiếp cũ, cọ xát với trang phục hoặc khi ngồi.
II. Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ
Sau khi biết được bệnh trĩ là gì, thì triệu chứng phát hiện ra căn bệnh này cũng được nhiều người quan tâm đến. Dưới đây là một số triệu chứng, dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ.
- Đi tiểu ra máu nhưng không đau bụng hoặc có các triệu chứng hệ tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón.
- Cảm giác vùng hậu môn đau rát khi đi tiêu. Đặc biệt là tình trạng táo bón kéo dài và cảm thấy đau rát khi đi tiêu ngày càng tăng.
- Búi trĩ lòi ra ngoài vùng hậu môn có thể cảm nhận được khi ngồi hoặc cảm thấy đau khi cọ xát với quần áo.
- Ống hậu môn đua nhưng và có dấu hiệu sưng tấy, khó đi đại tiện.
- Triệu chứng bệnh trĩ mà nhiều người lầm tưởng là giun kim chính là ở giai đoạn đầu thấy ngứa hậu môn khi búi trĩ chưa phát triển lớn.
- Khi nằm ngửa hoặc ngồi ghế thì thấy khó chịu.
III. Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ
- Thường xuyên ngồi liên tục trong nhiều giờ và ít vận động nên khiến máu không thể vận hành từ hậu môn về tim theo đường tĩnh mạch.
- Uống ít nước cũng là nguyên nhân xuất hiện triệu chứng của bệnh trĩ.
- Thường xuyên ăn đồ cay nóng tác động đến hệ thống của tĩnh mạch.
- Thực đơn ăn hàng ngày thiếu rau xanh, chất xơ khiến táo bón lâu ngày và dẫn đến tình trạng táo bón mạn tính.
- Mắc bệnh béo phì hoặc phụ nữ mang thai bị hạn chế khả năng trao đổi chất cũng như thường mắc bệnh táo bón hơn.
- Khi đi đại tiện có thói quen rặn bằng lực mạnh.
IV. Phương pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả
Tùy vào mức độ phát triển của búi trĩ mà người bệnh sẽ có sự lựa chọn khác nhau trong việc điều trị bệnh trĩ. Vậy cách chữa bệnh trĩ là gì? Các cách chữa bệnh trĩ phổ biến nhất hiện nay, bao gồm.
1. Điều trị tại nhà
Theo khuyến cáo của các bác sĩ chuyên khoa, những người bị trĩ cấp độ nhẹ có khả năng tự kiểm soát và khắc phục tình trạng của bệnh tại nhà bằng cách áp dụng một số biện pháp sau:
- Bổ sung chất xơ vào thực đơn ăn uống hàng ngày, đồng thời nên uống nhiều nước. Điều này sẽ giúp làm mềm phân cũng như ngăn ngừa tình trạng táo bón, từ đó giảm bớt áp lực tác động đến búi trĩ.
- Tập luyện thể thao thường xuyên nhằm tăng cường sức khỏe cho vùng chậu.
- Ngâm nước ấm hoặc chườm lạnh để xoa dịu những triệu chứng sưng tấy.
- Bên cạnh đó, không ít người bệnh cũng dùng thuốc bôi tại nhà để xoa dịu cảm giác ngứa. Tuy nhiên, các bác sĩ không đánh giá cao cách chữa trị bệnh trĩ này, bởi nó thể làm tổn thương vùng da nếu dùng lâu dài.
2. Điều trị theo tiêu chuẩn y tế
Với trường hợp bệnh trĩ phát triển đến giai đoạn nghiêm trọng thì người bệnh cần làm phẫu thuật để loại bỏ hoặc giảm kích thước của búi trĩ.
- Thắt vòng cao su: việc sử dụng vòng cao su để thắt đáy búi trĩ sẽ giúp cản bớt lưu lượng máu tại đây. Nhờ đó mà kích thước của búi trĩ có thể được thu nhỏ dần lại.
- Tiêm xơ búi trĩ: các bác sĩ sẽ tiêm hóa chất vào búi trĩ khiến nó teo lại và tự rụng.
- Quang đông hồng ngoại: đây là phương pháp thu nhỏ búi trĩ bằng tia hồng ngoại.
- Phẫu thuật cắt búi trĩ: trong trường hợp búi trĩ có kích thước lớn hoặc người bệnh không đáp ứng được những phương pháp điều trị khác thì phương pháp cắt bỏ búi trĩ sẽ được thực hiện.
V. Cách phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả
Mọi người đều có thể phòng ngừa bệnh trĩ bằng việc cải thiện lối sinh hoạt lành mạch, như sau:
- Bổ sung các loại ngũ cốc nguyên hạt, rau củ và hoa quả vào chế độ ăn uống hàng ngày.
- Nên uống nhiều nước mỗi ngày, hạn chế uống rượu bia và các loại nước ngọt.
- Tập cho bản thân thói quen rèn luyện thể chất, thể dục thể thao.
- Vệ sinh vùng hậu môn đúng cách. Không sử dụng giấy thô ráp hoặc những chất tạo mùi bởi chúng sẽ gây kích ứng tại khu vực này. Thay vào đó, hãy sử dụng giấy mềm hoặc khăn ướt không mùi.
- Khi thấy dấu hiệu táo bón trong thời gian dài thì hãy đến bệnh viện kiểm tra để tránh tình trạng bệnh trĩ chuyển nặng.
Hy vọng qua bài viết này bạn đã giải đáp được thắc mắc bệnh trĩ là gì. Qua đó, bạn sẽ biết cách phòng ngừa căn bệnh tốt hơn. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi để có thêm nhiều thông tin hữu ích về sức khỏe nhé.